LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI (ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON - NEW ZEALAND

DANH SÁCH MÔN HỌC TẠI TP.HCM

Chương trình đào tạo Liên kết sẽ dựa trên cấu trúc môn học của bằng Cử nhân Thương mại của VUW, trong đó có đến 12 môn học tương đương 180 tín chỉ có thể được học tại TP. HCM và 12 môn học tương đương với 180 tín chỉ học tại Wellington.

Tất cả môn học tại TP.HCM đều được giảng dạy bằng tiếng Anh và sinh viên được yêu cầu phải đi học đầy đủ.

Những môn học sau đây sẽ được giảng dạy tại Hồ Chí Minh:

1. ACCY 111 (Kế toán): Cách lập, sử dụng và phân tích thông tin kế toán trong nội bộ và đối ngoại.

2. ECON 130 (Nguyên lý Kinh tế Vi mô): Giới thiệu về các nguyên tắc kinh tế và ứng dụng của chúng đối với các vấn đề mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ phải đối mặt trong nền kinh tế New Zealand và môi trường kinh tế quốc tế.

3. ECON 141 (Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô): Giới thiệu về kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách tài chính và tiền tệ, khu vực quốc tế và phân tích chi tiêu-thu nhập, mô hình IS-MPR và tổng cung tổng cầu.

4. ECON 201 (Kinh tế Vi mô): Môn học về phân tích kinh tế vi mô trung cấp này bao gồm lý thuyết nhu cầu và các ứng dụng của hành vi người tiêu dùng, phân tích cấu trúc thị trường, hành vi chiến lược, kinh tế học phúc lợi sơ đẳng và phân tích hàng hóa công cộng và ảnh hưởng ngoại lai.

5. INFO 101 (Cơ sở của Hệ thống Thông tin): Khảo sát vai trò của hệ thống thông tin trong các hoạt động kinh doanh, trong việc ra các quyết định quản trị và chiến lược của các tổ chức hiện đại. Môn học giới thiệu các khái niệm cơ bản của việc thu thập và sử dụng hệ thống thông tin dựa trên máy tính.

6. IBUS 201 (Nguyên tắc của Kinh doanh Quốc tế): Một môn học khai tâm về kinh doanh quốc tế nhằm cung cấp kiến thức toàn diện về các vấn đề mà các công ty phải đương đầu trên thị trường quốc tế. Môn học này tập trung vào môi trường và chiến lược kinh doanh quốc tế.

7. MARK 101 (Nguyên lý Marketing): Giới thiệu về nghiên cứu tiếp thị và vai trò của nó trong việc phát họa hình ảnh khách hàng chiến lược trong các công ty, khu vực kinh tế nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận.

8. MARK 203 (Nghiên cứu Thị trường): Xem xét vai trò chủ yếu của việc thu thập, diễn giải và phân tích thông tin để hỗ trợ các nhà quản trị tiếp thị xây dựng chiến lược tiếp thị. Các phương pháp nghiên cứu thị trường và công nghệ thông tin được bao hàm chi tiết trong môn học.

9. MGMT 101 (Quản trị học cơ bản): Môn mở đầu về quản lý này mang đến một cái nhìn rõ rệt về quản lý hiện đại trong cơ sở thương mại, khu vực quốc doanh và tình nguyện, cũng như phân tích các vấn đề then chốt mà các nhà quản lý có khả năng phải đối mặt trong tương lai gần.

10. FINA 201 (Nhập môn Tài chính doanh nghiệp): Giới thiệu về các khái niệm cơ bản trong tài chính doanh nghiệp. Các chủ đề bao gồm phương pháp giá trị hiện tại ròng, quy tắc đầu tư thay thế, ngân sách vốn và lý thuyết về cấu trúc vốn.

11. QUAN 102 (Thống kê trong Kinh doanh): Giới thiệu các kỹ thuật hữu ích trong nghiên cứu hoặc thực tiễn kinh doanh. Các chủ đề bao gồm biểu đồ và sơ đồ, đo lường vị trí và độ phân tán, các chỉ số, xác suất, lấy mẫu, ước tính và thử nghiệm, tương quan và hồi quy đơn giản.

12. QUAN 111 (Toán Kinh tế và Tài chính): Các phương pháp toán học thích hợp để nghiên cứu về kinh tế và lý thuyết tập hợp tài chính, các hàm, phép tính các hàm của một hoặc nhiều biến, toán tài chính, véc-tơ, ma trận và hệ phương trình tuyến tính.